Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2025
Lượt xem: 2166

CTTĐT - Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 với mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối doanh nghiệp nhà nước.

Đề án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (viết tắt là DNNN) trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác để huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội; quản lý chặt chẽ, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Cơ bản hoàn thành sắp xếp lại khối DNNN, chủ yếu tập trung trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Thực hiện cơ cấu lại có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo đảm thực chất, hiệu quả, khả thi, công khai, minh bạch, đúng pháp luật, không làm mất thương hiệu, bản sắc doanh nghiệp; đánh giá, xác định đầy đủ các nguồn lực vốn, đất đai, thương hiệu. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, có thương hiệu tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối DNNN; đảm bảo nguồn thu từ cơ cấu lại doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021 - 2025 ít nhất 248.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Xử lý cơ bản xong những yếu kém, thất thoát, những dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN. Cùng với đó phê duyệt Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021 - 2025 của toàn bộ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (bao gồm cả các tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần), DNNN.

Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 đặt trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Theo đó, nội dung Đề án cơ cấu lại của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước gồm: Tình hình doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020;  mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025 của doanh nghiệp; định hướng và các giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2025.

Thẩm quyền phê duyệt Đề án có 05 nhóm: (1) Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trên cơ sở báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội trên cơ sở báo cáo của Bộ Quốc phòng. (2) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt đối với các tổng công ty nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. (3) Đại hội đồng cổ đông phê duyệt đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ, tổng số cổ phần sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu. (4) Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ vào Đề án cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 - 2020, các nội dung quy định tại Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 và tình hình thực tế để chủ động rà soát, quyết định, xây dựng, triển khai Đề án cơ cấu lại đối với các DNNN độc lập. (5) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo triển khai đối với các công ty con, doanh nghiệp trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN.

Để đạt được mục tiêu trên, trong giai đoạn 2021 - 2025 tập trung triển khai thực hiện 05 giải pháp chính gồm: Tiếp tục cơ cấu lại DNNN; hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNNN; nâng cao vai trò lãnh đạo, giám sát của tổ chức đảng tại DNNN. Đồng thời các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đảm bảo thực hiện báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm theo đúng quy định.

Xem văn bản chi tiết tại đây:

Tải về


  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (27/02/2023)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (27/02/2023)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (27/02/2023)
  • PS 02 năm xây dựng thôn kiểu mẫu, thôn nông thôn mới
    (27/02/2023)
  • Xã Lương Sơn (Bảo Yên) đạt chuẩn Nông thôn mới
    (27/02/2023)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !