Lào Cai thúc đẩy chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực
Lượt xem: 1750
CTTĐT - Tỉnh Lào Cai đang tích cực chuyển đổi số nhằm đạt mục tiêu chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực, đưa tỉnh trở thành một trong những địa phương trong cả nước có bước chuyển lớn trong công cuộc chuyển đổi số ở cả ba lĩnh vực là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, góp phần từng bước thúc đẩy tăng trưởng và cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược.

Xác định chuyển đối số là xu thế tất yếu, động lực tạo đột phá của sự phát triển, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 17/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).

Theo đó, tỉnh xác định mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính trong hệ thống chính trị, nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, hoạt động đối ngoại, góp phần xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Lào Cai trong nhóm các tỉnh, thành phố ở mức khá về chỉ số xếp hạng chuyển đổi số.

Từ nền tảng của chính quyền điện tử, tỉnh Lào Cai bắt tay vào triển khai các công việc để thực hiện công cuộc chuyển đổi số. Năm 2021, thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh Lào Cai với chức năng là đầu mối giám sát, điều hành các hệ thống thông tin thuộc Chính quyền điện tử, Hành chính công và Đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh; thu thập xử lý thông tin, phục vụ công tác phân tích dữ liệu, hiển thị trực quan, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và liên kết với Trung tâm điều hành thông minh (OC) tại Thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa.

Lào Cai cũng là địa phương trong cả nước sớm triển khai bộ 3 phần mềm 4 cấp gồm: Hệ thống Hội nghị truyền hình, Cổng thông tin điện tử và Hệ thống quản lý hồ sơ công văn công việc, gửi-nhận được văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số liên thông bốn cấp và là địa phương, sớm tích hợp Cổng dịch vụ công của tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Nhờ đó, lãnh đạo tỉnh có thể nắm bắt quy trình, tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp từ cấp xã trở lên, đồng thời công khai, minh bạch tất cả những thông tin, văn bản của chính quyền các cấp lên Cổng thông tin điện tử từ cấp tỉnh cho đến xã, phường; sử dụng fanpage trên mạng face book, zalo để thông tin, trao đổi trực tiếp với người dân, doanh nghiệp. Tỉnh Lào Cai cũng sớm triển khai hệ thống hội nghị 4 cấp phục vụ chỉ đạo, điều hành từ TW đến cấp xã.

Nông sản Lào Cai trên sàn PostMart.

Nắm bắt xu thế phát triển, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã của địa phương, tỉnh Lào Cai cũng đã sớm đẩy mạnh các ứng dụng trực tuyến như: triển khai hóa đơn điện tử; hồ sơ sức khỏe cá nhân điện tử; triển khai thực hiện cung ứng kịp thời các loại hình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 2022, Viettel triển triển khai mạng 5G tại thị xã Sa Pa, đưa Lào Cai trở thành tỉnh/thành phố thứ 18 trên cả nước triển khai phủ sóng 5G; chất lượng hạ tầng mạng truyền số liệu được nâng cao đáp ứng đồng bộ khi triển khai chính quyền số.

Bà Nguyễn Thị Hồng, cư trú tại tổ 4, thị xã Sa Pa cho biết, nhờ các dịch vụ thanh toán qua mạng phát triển cùng với việc rất nhiều sản phẩm nông sản trong và ngoài tỉnh được đưa lên trên mạng quảng bá và bán rộng rãi nên trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn gia đình tôi vẫn duy trì sinh hoạt trong gia đình bình thường, không có thiếu thốn nhu yếu phẩm, có khi còn mua hàng trên mạng cung cấp thêm cho người thân. Đến nay, gia đình tôi cũng vẫn duy trì việc mua bán hàng hóa và thanh toán qua mạng.

Mới đây, tỉnh Lào Cai đã ký kết ghi nhớ hợp tác với ba doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về viễn thông là FPT, Viettel và VNPT triển khai chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, hai bên sẽ tăng cường hợp tác đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động kinh tế-xã hội của tỉnh; phát triển nền tảng số, ứng dụng số trên các công nghệ mới; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, nhất là các khu vực miền núi, biên giới; phát huy khả năng, thế mạnh, nguồn lực của hai bên gắn với chuyển đổi số toàn diện ở cả ba lĩnh vực là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Tuy nhiên, quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Lào Cai vẫn còn một số hạn chế. Dù lãnh đạo tỉnh đã rất quan tâm đến chuyển đổi số, tuy nhiên tại một số ngành, lĩnh vực và một số địa phương còn chậm vào cuộc, chưa quyết liệt. Vẫn còn nhiều ngành, địa phương chủ quan chưa coi trọng công tác chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực mình quản lý. Vẫn còn nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp chưa được phổ biến kiến thức về chuyển đổi số, không thực sự sẵn sàng thay đổi lề lối, phương thức làm việc qua ứng dụng CNTT, qua mạng, qua nền tảng số. Hiện, tỉnh đang thiếu nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, dù tỉnh đã ban hành chính sách để thu hút, đãi ngộ nhân lực công nghệ thông tin. Cơ hội số vẫn chưa được khai thác mạnh mẽ, toàn diện, sâu rộng và hiệu quả. Kinh tế số gặp nhiều khó khăn do chưa có các doanh nghiệp điện tử, doanh thu của các doanh nghiệp CNTT chủ yếu vẫn là kinh doanh thiết bị công nghệ thông tin thông thường. Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số vẫn còn thiếu và yếu…

Công dân thực hiện dịch vụ công tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường cho biết, hiện nay hạ tầng của tỉnh đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển, đồng bộ, bảo đảm kết nối liên thông, liên vùng quốc gia. Trong giai đoạn này, tỉnh Lào Cai tập trung đầu tư vào hạ tầng số, nỗ lực triển khai từng bước công cuộc chuyển đổi số, với mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Lào Cai là tỉnh đạt mức khá về chỉ số xếp hạng chuyển đổi số.

Mục tiêu của Lào Cai trong năm 2022 là tiếp tục thực hiện chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực thiết yếu như y tế, giáo dục, du lịch, giao thông vận tải và logistics, cửa khẩu số. Cùng với đó, tỉnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% thủ tục hành chính ban hành mới đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến; 85% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh được xử lý trên môi trường mạng; 82% hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng; 82% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 50% báo cáo định kỳ phục vụ sự chỉ đạo (theo quy định của UBND tỉnh về chế độ báo cáo), điều hành của tỉnh đáp ứng yêu cầu được thực hiện trực tuyến; có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ; 50% hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng; 30% DN vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số; 90% doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử; 30% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử (bao gồm cả dịch vụ mobile money); 50% trường học, bệnh viện áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt;  50% trường học, cơ sở giáo dục triển khai sổ liên lạc điện tử; 100% sản phẩm OCOP được đưa lên các sàn thương mại điện tử...

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (27/02/2023)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (27/02/2023)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (27/02/2023)
  • PS 02 năm xây dựng thôn kiểu mẫu, thôn nông thôn mới
    (27/02/2023)
  • Xã Lương Sơn (Bảo Yên) đạt chuẩn Nông thôn mới
    (27/02/2023)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !