Hiện tượng khô mép lá và giữa lá trên cây quế tại Bảo Thắng là bệnh do nấm gây ra
Lượt xem: 363
CTTĐT - Hiện tượng khô mép lá và giữa lá trên cây quế tại Bảo Thắng là bệnh do nấm gây ra

anh tin bai

Cơ quan chức năng lấy mẫu bệnh gửi Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Ngày 22/2/2023, Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trả kết quả giám định mẫu mẫu lá quế bị khô mép lá do Chi cục Trồng trọt và BVTV cùng đoàn kiểm tra huyện BảoThắng lấy tại các vùng bệnh ngày 14/2/2023.

Theo kết quả phân lập giám định của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, hiện tượng khô mép lá và giữa lá trên cây quế tại Bảo Thắng là bệnh do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Đây cũng là chủng nấm gây ra bệnh đốm lá quế theo các nghiên cứu về cây lâm nghiệp đã công bố trước đây.

Trước đó, ngày 10/2/2023, Chi cục Trồng trọt và BVTV (sở Nông nghiệp và PTNT) nhận được thông tin về hiện tượng cây quế bị khô mép lá và giữa lá xuất hiện tại xã Sơn Hà và Phú Nhuận với diện tích sơ bộ ban đầu là 100 ha. Chi cục đã đề nghị các địa phương kiểm tra rà soát, khoanh vùng thống kế diện tích nhiễm và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng trừ.

Ngày 13/2/2023, kết quả rà soát của huyện Bảo Thắng cho thấy bệnh phát sinh đồng loạt với diện tích 1.619 ha tại các xã: Sơn Hà 280 ha (thôn Khe Mạ, Làng Chưng ), Sơn Hải 45 ha (thôn Làng Chưng, Cố Hải, Đồng Tâm), Phú Nhuận 1.000 ha (thôn Phú hợp1,2, thôn Phú Hải, Phú Hà 1, thôn Đầu Nhuần 1,2, Khe Bá, Phú Sơn, Phú Lâm...), Xuân Giao 137 ha (thôn Hùng Xuân, thôn Mường, Chành, Cù Hà, Giao Bình...), Tằng Loỏng 157 ha (tổ dân phố số 7, số 8...).

Ngày 14/2/2023, cơ quan chuyên môn của sở Nông nghiệp đã phối hợp với cơ quan chuyên môn huyện Bảo Thắng và chính quyền các xã kiểm tra tình hình. Qua quả kiểm tra cho thấy: Hầu hết diện tích rừng quế tại các khu vực đều từ 3-10 năm tuổi, quế được trồng thuần loài với mật độ trồng dày, cây sinh trưởng phát triển trung bình. Cành, lá nhiều, đan xen, trên lá quế bị hiện tượng khô mép lá và giữa lá với tỷ lệ phổ biến 20-30% lá; một vài điểm cây bị hại nặng với tỷ lệ 50-80% lá. Bệnh phát triển gây hại chủ yếu trên lá già và lá bánh tẻ. Kiểm tra các cây bị hại cho thấy hiện tượng gây khô mép và giữa lá trên cây quế giống triệu chứng nấm gây hại. Trên các cây bị hại, thân và búp cây vẫn tươi bình thường. Chi cục Trồng trọt và BVTV đã lấy mẫu gửi Trung tâm nghiên cứu bảo vệ rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đề nghị phân tích, giám định tác nhân gây bệnh.

Ngày 20/2/2023 sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục thành lập đoàn kiểm tra đánh giá, thành phần gồm sở Nông nghiệp và PTNT, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, UBND huyện Bảo Thắng và UBND các xã Phú Nhuận, Xuân Giao, Tằng Loỏng phối hợp tham gia. Kết quả kiểm tra cho thấy, hiện tượng khô mép lá và giữa lá không phát sinh lây lan thêm. Trên cây một số lá già, lá bánh tẻ bị hại nặng có hiện tượng rụng lá. Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của UBND các xã khẳng định chưa có hiện tượng cây quế bị chết do hiện tượng cháy khô mép lá và giữa lá. Các cây trồng khác (mít, bưởi, cỏ, cây dại...) xung quanh cây quế bị bệnh vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, chồi và lá không có hiện tượng bị khô, đốm lá như trên cây quế./.

Phiếu kết quả giám định của Trung tâm nghiên cứu bảo vệ rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam): Tải về

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (27/02/2023)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (27/02/2023)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (27/02/2023)
  • PS 02 năm xây dựng thôn kiểu mẫu, thôn nông thôn mới
    (27/02/2023)
  • Xã Lương Sơn (Bảo Yên) đạt chuẩn Nông thôn mới
    (27/02/2023)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !