Hiệu quả sau một năm triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh
Lượt xem: 260
CTTĐT - Sau một năm triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả khả quan, tạo được tiền đề quan trong cho những năm tiếp theo.
anh tin bai

Nuôi cá nước lạnh tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa.

Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc. Do những đặc thù về đất đai, khí hậu mà Lào Cai có tiềm năng phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau. Khu vực vùng cao phù hợp với các loại cây trồng ôn đới như đào, lê, mận, dược liệu, nuôi cá nước lạnh... Khu vực vùng thấp lại thích hợp để tổ chức sản xuất tập trung phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu như quế, chè, chuối, dứa, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 150 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân đạt trên 5%/năm; Giá trị sản phẩm/01 ha đất canh tác bình quân đạt trên 100 triệu đồng; Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 60%; Có 94/127 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập của cư dân nông thôn đạt 40 triệu đồng/ người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 3-5%/năm.

Năm 2022 với phương châm thích ứng linh hoạt, ngành Nông nghiệp Lào Cai tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án, các Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Do vậy đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuât nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 4,47%; Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 13,97%; Giá trị sản phẩm/1 ha canh tác đạt 90 triệu đồng. Các cây trồng chủ lực được đầu tư theo chiều sâu, sản xuất theo các quy trình an toàn, hữu cơ, xây dựng thương hiệu, xây dựng mã số vùng trồng và phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được vùng cây trồng hàng hóa như: cây chè đạt trên 7.300ha, sản lượng đạt 39.155 tấn; cây dược liệu trên 3.500 ha (trong đó diện tích cây dược liệu hàng năm đạt 573 ha, cây dược liệu lâu năm đạt 2.976 ha), sản lượng đạt 18.161 tấn; cây chuối đạt trên 3.100 ha, tổng sản lượng thu hoạch đạt 61.318 tấn; cây dứa đạt trên 2.000 ha, sản lượng đạt 35.634 tấn; cây quế đạt trên 56.100 ha, trong đó vùng quế tập trung đạt trên 50.000 ha...

Toàn tỉnh có 125 chuỗi nông sản an toàn được xác nhận. Tổng diện tích sản xuất an toàn theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, ATTP là: 667 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP (trong đó: 130 ha Chè, 215 ha Chuối, 10 ha dứa, 212 ha quýt, 100 ha rau); 210,2 ha dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO; gần 4.200 ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ (trong đó: 3.500 ha quế; 696 ha chè) cấp 15 mã số vùng trồng và 9 cơ sở đóng gói cho các vùng sản xuất.

Chăn nuôi phát triển ổn định, cơ cấu đàn vật nuôi chuyển dịch theo hướng ổn định gia súc lớn, tăng tỷ trọng gia súc nhỏ, gia cầm nhằm đáp ứng cơ bản các loại thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng. Hết năm 2022, tổng đàn gia súc đạt 601.500 con; tổng đàn gia cầm chủ yếu (gà, vịt, ngan) 5.060 nghìn con; sản lượng thịt hơi các loại 69.500 tấn. Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản được quan tâm; Công tác bảo vệ rừng, PCCCR được các địa phương triển khai nghiêm túc hiệu quả, năm 2022 không xảy ra cháy rừng; số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm 33%. Diện tích rừng được bảo vệ tốt, tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,7% (tăng 0,7% so với năm 2021). Công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, nhất là trong việc thực hiện các chương trình giám sát ATTP.

anh tin bai

Một số sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của tỉnh Lào Cai

Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được đồng bộ, 100% số xã có đường nhựa hoặc bê tông đến trung tâm xã; hệ thống các công trình thủy lợi, điện nông thôn từng bước được quan tâm đầu tư; vệ sinh môi trường nông thôn từng bước được cải tạo. An ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực nông thôn cơ bản được giữ vững. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai rộng khắp, trở thành phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa trên địa bàn các huyện, thành phố, bước đầu đã nâng cao giá trị sản xuất của các tổ chức cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 170 sản phẩm OCOP với 27 sản phẩm OCOP 4 sao và 143 sản phẩm OCOP 3 sao. Các sản phẩm OCOP nhận được sự đón nhận của đông đảo Nhân dân trong và ngoài tỉnh. Nhờ vậy, đời sống của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 31 triệu đồng/ người/ năm (tăng 1,18 triệu so với năm 2021). Số hộ nghèo là chiếm 25,19% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh; số hộ cận nghèo chiếm 12,75% so với tổng số hộ trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, toàn tỉnh giảm 5,82% hộ nghèo, trong đó tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 7%.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch thường trực  UBND tỉnh cho biết: Để triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo, ngành Nông nghiệp tỉnh Lào Cai tập trung quy hoạch, phát triển vùng sản xuất hàng hóa 6 ngành hàng chủ lực (chè, dược liệu, chuối, dứa, quế, chăn nuôi lợn), 02 lĩnh vực là phát triển kinh tế đồi rừng và ngành hàng tiềm năng địa phương; Khuyến khích liên kết, tập trung đất đai, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp đủ nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho cơ sở chế biến; Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt từ 4 - 5%/năm. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Cơ cấu lại sản xuất trồng trọt theo nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm chủ lực địa phương gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP);

Tập trung chuyển đổi hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại an toàn sinh học để hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hướng đến xuất khẩu; Tăng cường chế biến các sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm OCOP phục vụ du khách và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng truyền thống và các loài thủy sản có giá trị kinh tế, cá đặc sản, cá nước lạnh;

Thực hiện giao rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng theo đúng quy định của Luật đất đai, Luật Lâm nghiệp. Bố trí sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng phòng hộ, đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên và đất di tích, danh thắng để bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học, phát triển bền vững./.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (27/02/2023)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (27/02/2023)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (27/02/2023)
  • PS 02 năm xây dựng thôn kiểu mẫu, thôn nông thôn mới
    (27/02/2023)
  • Xã Lương Sơn (Bảo Yên) đạt chuẩn Nông thôn mới
    (27/02/2023)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !